5 sự thật thú vị về thép mạ kẽm

CÔNG TY TNHH SẮT THÉP HƯNG PHÁT

53A Dương Công Khi Xã Xuân Thới Thượng huyện Hóc Môn

0939 146 146
tonthephungphat@gmail.com

5 sự thật thú vị về thép mạ kẽm
Ngày đăng: 20/10/2023 09:54 PM

      Mặc dù thép mạ kẽm là một trong những vật liệu được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới, vẫn có có những sự thật thú vị mà bạn có thể chưa bao giờ nghe đến. Bạn có biết mỗi 3 tấn thép sẽ có 2 tấn trong đó là thép tái chế? Và có tới 95% một số loại thép chắc chắn sẽ được sử dụng lại?

 

 

Lịch sử của tên gọi ‘thép mạ kẽm’


       Từ galvanize (mạ kẽm) có nguồn gốc từ một nhà khoa học người Ý tên Luigi Galvani (1737-1798). Ông không chỉ k là một nhà vật lý hàng đầu mà còn là một bác sĩ, nhà triết học và nhà sinh vật học nổi tiếng. Ông chính là người đã phát hiện ra rằng các mô động vật có phản ứng với các dòng điện cực nhỏ; và quá trình này từ đó được gọi tên là galvanize với ‘galvani’ lấy từ tên của nhà khoa học này. 

       50 năm sau, Sir Humphry Davy phát hiện ra rằng khi kẽm tiếp xúc với sắt trong quá trình điện hóa, lớp màng được tạo ra từ kẽm nó có thể bảo vệ sắt khỏi bị gỉ. Quy trình này sau đó được gọi là 'mạ kẽm' và sản phẩm sinh ra sau quá trình này gọi là ‘thép mạ kẽm’.

 

Kẽm là nguyên tố thiết yếu để tạo nên lớp bảo vệ cho thép và kim loại khác


       Kẽm là nguyên tố thiết yếu trong quá trình mạ kẽm bởi đặc tính chịu oxy hóa và chịu ăn mòn ‘thay’ cho kim loại. Chính vì đặc tính này mà thép và các kim loại khác sau khi được mạ kẽm sẽ được bảo vệ tối ưu khỏi các tác động ngoại lực như độ ẩm trong không khí (làm kim loại bị gỉ), các tác động ngoại lực (làm xước bề mặt kim loại)... 

 

Thép mạ kẽm là nguyên vật liệu có chi phí thấp


      Thép mạ kẽm là một nguyên vật liệu có chi phí thấp. Chi phí sử dụng và chi phí bảo trì của thép mạ kẽm tương đối nhỏ so với các loại vật liệu khác, hoặc thép với phương thức xử lý bề mặt khác.

       Khi bạn mua thép mạ kẽm, bạn có thể sử dụng luôn mà không mất thời gian xử lý bề mặt để tăng độ bền cho thép. Việc xử lý thép tại công trường không chỉ tốn chi phí nguyên vật liệu, nhân công thi công và quản lý mà còn có thể tốn diện tích mặt bằng và thời gian chờ đợi. Những ‘chi phí chìm’ này đôi khi còn tốn kém hơn nhiều lần khi bạn mua thép mạ kẽm từ đại lý, nhà máy. 

      Ngoài ra, lớp mạ kẽm bên ngoài còn giúp thép không bị ăn mòn và nâng cao tuổi thọ của thép lên đến 50 năm trong điều kiện thường và hơn 20 năm với những công trình gần biển. 

 

 

Quy trình mạ kẽm kim loại

 

      Quy trình này có nhiều đổi mới và phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Với sự phát triển của công nghệ, quy trình mạ kẽm kim loại, cùng với quá trình mạ kẽm thép, đã phát triển nhanh chóng trong những năm qua.

      Ngoài phương pháp mạ kẽm ban đầu, hiện tại đã có nhiều phương pháp mạ kẽm hơn (mạ kẽm nhúng nóng, mạ kẽm lạnh…) hoặc có nhiều cách thức để bảo vệ thép và lớp kim loại nền khỏi các tác động ngoại lực và ảnh hưởng khắc nghiệt của môi trường.

 

Ứng dụng rộng rãi của thép mạ kẽm


      Thép mạ kẽm không chỉ được sử dụng rộng rãi trong xây dựng mà còn phổ biến ở rất nhiều lĩnh vực khác, điển hình là ngành công nghiệp ô tô. Ngay từ thế kỷ trước, thép mạ kẽm đã trở thành vật liệu quan trọng cho ngành công nghiệp ô tô, nhờ đặc tính kháng lực và chống ăn mòn tốt. 

      Thép mạ kẽm còn được sử dụng cho các công trình ngoài trời như đường ống, băng ghế dừng xe buýt, trong nội thất như ban công, cầu thang, thang, trong chăn nuôi như hàng rào gia súc, máng thức ăn và nhiều chế phẩm khác… thay thế cho các vật liệu không đủ độ bền chắc. 

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Zalo
Hotline