Thép hình không thể thiếu trong lĩnh vực xây dựng cũng như sản xuất công nghiệp. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thép hình dạng khác nhau như chữ U, I, V, H, L, C,… mỗi loại đều có cách nhận dạng khác nhau, công dụng khác nhau.
Tuy nhiên thép hình I và H được thiết kế sản xuất tương đối giống nhau về ngoại hình, nếu người dùng không để ý sẽ rất dễ bị mua nhầm bởi hai loại này nhưng thật ra chúng khác nhau hoàn toàn về thông số kỹ thuật đặc điểm hình dáng. Chúng tôi sẽ giúp quý khách phân biệt được hai loại thép hình chữ I và H qua bài viết dưới đây:
Điểm giống nhau giữa thép H và I
– Cả hai đều có góc bẻ phần chân là 98o
– Tùy vào từng loại mà có độ dài, độ dày thân giống nhau
Điểm khác nhau của hình H và I
– Về chiều dài chân thép thì chân thép hình H dài hơn so với thép hình I.
– Phần thân thép H dày hơn, nên khả năng chịu lực thường tốt hơn. Còn thép I phần thân thường có độ dày mỏng hơn nên chịu lực không cao bằng.
– Thép H có đa dạng hình dạng và kích thước. Tùy vào mỗi loại công trình có những yêu cầu về kỹ thuật khác nhau, mà ứng dụng những loại thép H riêng biệt. Nhằm đảm bảo tiết kiệm chi phí và chất lượng cũng như an toàn trong quá trình thi công.
– Khối lượng thép hình H nặng hơn, do phần thân dày hơn. Vì vậy độ chịu lực của sản phẩm cũng tốt hơn.
– Thép I và H có thiết kế khá giống nhau, nhưng thép I được cắt bớt phần thép ngang nên nhìn giống chữ I hơn. Nên có khối lượng nhẹ hơn thép chữ H cùng loại, nhờ đó được dùng nhiều hơn ở những công trình yêu cầu có kết cấu nhẹ.
– Thép H được sản xuất nhiều kích thước khác nhau, còn thép I chỉ được sản xuất ở một số kích thước cho phép để đảm bảo được tính chất cho sản phẩm.
– Tổng thể thép H như 3 mặt kim loại ghép nối lại với nhau. Thép I thì như một khối đúc liền chứ không phải ghép khối kim loại. Thép H có dầm trên và dầm dưới cách xa nhau, còn thép I gần nhau hơn.
Ứng dụng của thép H và I
– Nhờ có những nét khác biệt nên thép hình H sử dụng rộng rãi trong các công trình như nhà ở, kết cấu nhà lắp ghép cho đến các kiến trúc cao tầng, cấu trúc nhịp cầu, hay tấm chắn sàn…
– Thép H được dùng cho những dự án có tải trọng ngang đáng kể vì chịu được áp lực hơn thép I.