Một số lưu ý khi bảo quản thép mạ kẽm

CÔNG TY TNHH SẮT THÉP HƯNG PHÁT

53A Dương Công Khi Xã Xuân Thới Thượng huyện Hóc Môn

0939 146 146
tonthephungphat@gmail.com

Một số lưu ý khi bảo quản thép mạ kẽm
Ngày đăng: 19/09/2024 08:05 PM

     Bên cạnh việc tìm mua nhà cung cấp các sản phẩm thép mạ kẽm chất lượng thì việc bảo quản thép mạ kẽm cũng là yếu tố rất quan trọng. Nhiều người cho rằng thép mạ kẽm là loại chống rỉ nên không cần quan tâm tới bảo quản. Tuy nhiên, trong điều kiện môi trường xây dựng và lắp đặt khác nhau, khả năng chống rỉ của thép mạ kẽm sẽ khác nhau. Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số lưu ý khi bảo quản thép mạ kẽm nhé.

Thép mạ kẽm và ứng dụng trong đời sống

     Thép mạ kẽm là loại vật liệu phổ biến trên thị trường, được bao phủ một lớp mạ kẽm bên ngoài, hạn chế quá trình oxy hóa, bào mòn và rỉ sét (tình trạng thường thấy ở các loại sắt thép thô). Với lớp mạ kẽm, thép trở nên cứng hơn, khó bị trầy xước trong quá trình sản xuất và chế tạo.

     Thép mạ kẽm được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực xây dựng, kiến trúc, sản xuất ô tô,… bởi nhiều ưu điểm như bền, tiết kiệm chi phí, chịu lực tốt, dễ dàng lắp đặt, kiểm tra.

Tại sao cần bảo quản thép mạ kẽm?

     Mặc dù lớp mạ kẽm có thể giúp thép hạn chế rỉ sét, oxy hóa và bào mòn trong các môi trường khác nhau. Tuy nhiên, với sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như thời tiết, khí hậu, thiên tai có thể làm thay đổi tuổi thọ và tính chất của thép mạ kẽm.

     Nếu thép mạ kẽm đặt ở các khu vực ven biển, thường xuyên tiếp xúc với nước, khu vực chứa hóa chất thì lớp mạ kẽm có thể bị bào mòn, tuổi thọ của thép giảm đi và hình thành nhiều rỉ sét trên bề mặt. Ngược lại, thép mạ kẽm đặt ở những công trình cao ráo, thoáng mát, thời tiết thuận lợi thì tuổi thọ của thép mạ kẽm tăng lên rất nhiều.

Lưu ý khi bảo quản thép mạ kẽm 

     Chúng tôi gợi ý một số phương pháp bảo quản thép mạ kẽm để ngăn ngừa tình trạng rỉ sét, oxi hóa và đảm bảo tuổi thọ của thép mạ kẽm:

     Bảo quản thép trong nhà kho hoặc những nơi có mái che hoặc bạt bọc xung quanh để tránh sự xâm nhập của nước mưa, tạo môi trường chứa khô ráo, thoáng mát, độ ẩm không khí thấp.

     Không để thép ở gần những nơi chứa hóa chất hay các vật liệu thể khí để tránh việc oxy hóa, nên phân loại và xếp riêng hai loại thép gỉ và thép không gỉ.

     Thép mạ kẽm nên được đặt cách nền xi măng tối thiểu 10cm và cách mặt đất ít nhất là 30cm. Đối với một số khu vực có điều kiện thời tiết khắc nghiệt như ven biển, khu vực ngập nước,…thời gian bào mòn lớp mạ kẽm có thể nhanh hơn, do đó, có thể sử dụng các biện pháp sau:

     - Sử dụng dầu chống rỉ: Dầu chống rỉ có tác dụng đẩy lùi nước trên bề mặt thép mạ kẽm, giảm thiểu sự rỉ sét và tạo độ bám dính.

     - Phun sơn bề mặt: Đây là phương pháp hiệu quả để hạn chế rỉ sét và còn mang lại giá trị thẩm mỹ cao cho vật liệu, công trình

     - Sử dụng hóa chất chống rỉ: Các hóa chất chứa axit loại mạnh như axit photphoric, axit citric, axit muriatic,… có thể làm sạch các vết rỉ sét lâu ngày và ngăn ngừa tình trạng rỉ sét.

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Zalo
Hotline