Các loại thép hình phổ biến trong xây dựng

CÔNG TY TNHH SẮT THÉP HƯNG PHÁT

53A Dương Công Khi Xã Xuân Thới Thượng huyện Hóc Môn

0939 146 146
tonthephungphat@gmail.com

Các loại thép hình phổ biến trong xây dựng
Ngày đăng: 15/09/2023 01:44 PM

      Thép là nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong tất cả các lĩnh vực đời sống bới độ bền và khả năng tái sử dụng khá linh hoạt. Có rất nhiều loại thép bao gồm: thép cuộn cán nóng và cán nguội, thép mạ kẽm và mạ điện, ống thép đen… và ở bài viết này chúng ta sẽ đi tìm hiểu kỹ hơn về thép hình.

 

4 loại thép hình được sử dụng phổ biến trong xây dựng

 

 

     Thép hình V : có đặc tính cứng, khả năng chịu được cường lực và độ bền bỉ cao. Sản phẩm này có khả năng chịu được những ảnh hưởng từ môi trường như nhiệt độ, độ ẩm…ngoài ra sản phẩm còn có độ bền trước hóa chất, chính vì thế, thép hình chữ V thường được sử dụng chủ yếu trong ngành công nghiệp xây dựng, ứng dụng trong ngành công nghiệp đóng tàu.

 

     Thép hình chữ U được sản xuất với nhiều những kích thước khác nhau, có khả năng chịu đựng được cường độ áp lực cao và được ứng dụng trong khá nhiều công trình khác nhau. Thép hình U được ứng dụng nhiều trong công trình xây dựng dân dụng, làm khung thùng xe, làm tháp ăng ten, ứng dụng trong nội thất.

 

     Thép hình chữ I cũng có hình dáng tương tự như thép H, tuy nhiên độ dài cánh được cắt ngắn hơn so với chiều dài của bụng. Tương tự như thép hình chữ H, thép hình chữ I cũng có khả năng chịu áp lực lớn, bởi vậy tùy thuộc vào từng công trình khác nhau mà khách hàng có thể lựa chọn thép H hoặc thép I để xây dựng.

 

     Thép H: Là loại thép hình có kết cấu giống với hình chữ H, gây ấn tượng với người tiêu dùng nhờ ưu điểm có độ cân bằng cao nên có khả năng chịu áp lực vô cùng lớn. Thép H có rất nhiều loại cũng như đa dạng về kích thước và khối lượng sản phẩm, bởi vậy tùy vào mục đích sử dụng cũng như tính chất của công trình xây dựng mà quý khách hàng có thể lựa chọn được những sản phẩm khác nhau.

 

 

Tại sao thép hình được sử dụng nhiều


     – Độ bền cao, khả năng chịu va đập cũng như chịu áp lực tốt.


     –​​​​​​​ Có khả năng chống bào mòn cũng như ngăn chặn được sự hình thành của lớp gỉ sét trên bề mặt nguyên vật liệu (thép hình mạ kẽm).


     –​​​​​​​ Tiết kiệm chi phí xây dựng: Sử dụng thép hình trong thi công sẽ tiết kiệm được khá nhiều khối lượng khi thi công bởi các sản phẩm đều là thanh liền, dễ dàng di chuyển thép từ dưới thấp lên trên cao, chi phí cũng như thời gian lắp đặt rẻ và diễn ra nhanh chóng.


     –​​​​​​​ Với kết cấu là khối liền nên sử dụng thép hình để xây dựng nhà xưởng sẽ giúp nhà xưởng luôn bền chắc bởi các mối nối luôn được kết nối chặt chẽ, vững chãi và chịu được một lực ép rất lớn.

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Zalo
Hotline