So sánh thép cán nóng và thép cán nguội

CÔNG TY TNHH SẮT THÉP HƯNG PHÁT

53A Dương Công Khi Xã Xuân Thới Thượng huyện Hóc Môn

0939 146 146
tonthephungphat@gmail.com

So sánh thép cán nóng và thép cán nguội
Ngày đăng: 10/04/2023 05:29 PM

       Thép được chia thành thép cán nóng và thép cán nguội, đây là 2 loại thép khá phổ biến và được ứng dụng vào nhiều ngành khác nhau. Tuy nhiên, rất nhiều khách hàng vẫn nhầm lẫn và chưa hiểu hết về 2 dòng thép này. Cùng theo dõi bài viết So sánh thép cán nóng và thép cán nguội dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích và hiểu hơn để chọn được sản phẩm phù hợp nhé!

 

 

So sánh thép cán nóng và thép cán nguội

1. Quy trình sản xuất

 

      Thép cán nguội (Cold Rolled)  hay cán nóng  (Hot Rolled)  là cách gọi theo quy trình sản xuất, ở đây chính là công đoạn cuối cùng trong quá trình sản xuất thép. Theo đó, thép cán nóng được hình thành thông qua quá trình cán nguyên liệu ở nhiệt độ cao (thường là trên 1000 độ C), sau đó thu được thành phẩm cuối cùng phôi, dầm (để sản xuất re-bar, rod) hay là nguyên liệu để sản xuất thép cán nguội như thép cuộn, thép tấm…

 

      Trong khi đó, thép cán nguội chính là sản phẩm thu được từ thép cán nóng. Thép cán nóng thành phẩm được làm sạch lớp gỉ sắt bám trên bề mặt và được phủ thêm lớp dầu bóng lên trên. Tiếp theo thép tẩy rỉ phủ dầu (pickled and oiled – PO) sẽ tiếp tục được đưa qua dây chuyền cán nguội  (cold rolling mill – CRM) để thu được thép cán nguội. Trong quá trình này, người ta thường dùng các dung dịch chuyên dụng để “làm mát” trong suốt quá trình sản xuất, nhằm kiểm soát nhiệt độ và duy trì không cho thép biến đổi cấu tạo vật chất bên trong. Chính vì vậy, thép cán nguội thu được không hề, đứt gãy mà bù lại thường có kết cấu cứng, khỏe hơn, bề mặt cũng đẹp và có tính thẩm mỹ hơn so với loại cán nóng.

 

 

Quy trình sản xuất thép có thể được hiểu ngắn gọn gồm các bước sau đây:

Giai đoạn 1: Xử  lý quặng

 

      Các nguyên liệu đầu vào như quặng sắt, quặng thêu kết và một số phụ gia khác như đá vôi, than cốc… được đưa vào lò nung, nung ở nhiệt độ nhất định để hình thành dòng kim loại nóng chảy.

 

Giai đoạn 2: Tạo dòng thép nóng chảy

 

      Dòng kim loại nóng chảy được dẫn đến lò Basic oxygen furnace), hoặc lò hồ quang điện( Electric arc furnace để tách các tạp chất và tạo ra sự tương quan giữa các thành phần hoá học. Tùy theo nhu cầu thành phẩm muốn thu được là loại thép gì mà thành phần hóa học của thép sẽ được điều chỉnh.

 

Giai đoạn 3: Đúc tiếp liệu

Dòng kim loại sau khi ra khỏi giai đoạn 2 được đưa tới:

 

 

Giai đoạn 4: Cán

 

      Phôi được đưa vào các nhà máy để cán ra các sản phẩm thép Đưa phôi vào nhà máy thép cán nóng (Hot Strip mill), phôi sẽ được cán ra thép cuộn cán nóng(Hot roll coil-HRC). Trong quá trình cán ra thép cuộn cán nóng thép cuộn đang ở nhiệt độ cao(VD 780oC) nếu muốn cán ra thép cuộn cán nguội (Cold roll coil-CRC) thì hạ nhiệt độ cuộn thép đó xuống nhiệt độ thích hợp(VD:480oc) và tiếp tục cán giảm độ dày.

 

      Hiện nay, ở nước ta có một số nhà máy đã sản xuất được thép cán nguội như Hoa Sen Group, Phú Mỹ… nhưng vẫn chưa có đơn vị nào sản xuất được thép cán nóng, đa phần đều nhập khẩu từ các nước khác.

 

 

2. So sánh hình dạng, kích thước, độ bền

 

      Thép cuốn nóng thường có màu đen xám khi mới sản xuất – nếu để lâu thì có màu đỏ sét, có độ dày từ 1.00 mm (1 ly) trở lên, hai mép bo tròn, xù xì. Trong khi đó, thép cán nguội thường trắng sáng, có độ bóng cao, mỏng hơn với độ dày thông thường từ 0.15 – 2mm, phần mép biên được xếp thẳng và sắc mép.

 

      Thép cán nóng có thể để ngoài trời một thời gian dài mà không cần dùng bao bì bảo quản, trái lại thép cán nguội phải được bảo quản kĩ lưỡng đặt trong nhà xưởng nếu không sẽ rất dễ bị gỉ sắt, hư hỏng. Tựu chung lại về độ bền chắc cũng như tính thẩm mỹ thì thép cán nguội được đánh giá cao hơn chính vì vậy giá bán của thép cán nguội cũng cao hơn so với thép cán nóng.

 

3. So sánh công dụng thép cuốn nguội và cuốn nóng

 

      Ngày nay, thép cán nóng ngoài việc dùng để sản xuất thép cán nguội còn được dùng rộng rãi xây dựng, công nghệ đóng tàu, trong các kết cấu chịu lực chính như chế tạo các loại dầm chữ I, đường ray hoặc những vật có hình dạng xác định và không yêu cầu có dung sai cao.

 

      Thép cán nguội tùy loại mà được ứng dụng rộng rãi hơn vào đời sống như chế tạo cơ khí, cuốn ống dân dụng, tủ đựng hồ sơ, thùng phuy, đồ nội thất…. Bên cạnh đó, dòng thép này cũng đóng vai trò không nhỏ trong ngành công nghiệp điện, chế tạo ô tô trên thế giới.

 

 

      Hi vọng rằng qua bài viết So sánh thép cán nóng và thép cán nguội trên đây, bạn đã hiểu hơn về ưu và nhược điểm của hai dòng thép này để có thể chọn được sản phẩm phù hợp tùy theo mục đích sử dụng của mình.

 

 

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Zalo
Hotline