Thép nhập ép thép nội

CÔNG TY TNHH SẮT THÉP HƯNG PHÁT

53A Dương Công Khi Xã Xuân Thới Thượng huyện Hóc Môn

0939 146 146
tonthephungphat@gmail.com

Thép nhập ép thép nội
Ngày đăng: 11/04/2023 06:14 AM

Thép nhập ép thép nội

 

Giá giảm, nhu cầu thấp cộng thêm hàng nhập khẩu gia tăng khiến các doanh nghiệp thép luôn trong tình trạng cạnh tranh gay gắt.

 

Sản xuất cung vượt cầu

Theo ước tính, hiện tổng năng lực sản xuất của ngành thép trong nước vào khoảng 30 triệu tấn/năm, đứng đầu các nước Đông Nam Á nhưng các doanh nghiệp chỉ hoạt động dưới năng lực này. Cụ thể, theo thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), các doanh nghiệp trong nước mới chỉ sản xuất đạt trung bình 63% công suất, thấp hơn so với mức huy động công suất bình quân của thế giới là khoảng 76,9% (theo thống kê của Hiệp hội thép Thế giới tính đến tháng 4.2018).

 

Hiệp hội thép Việt Nam cũng khẳng định: Cho đến nay, chỉ duy nhất mặt hàng thép cuộn cán nóng được nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm dẹt là trong nước chưa có. Còn hầu hết các sản phẩm thép khác cơ bản đã đáp ứng đủ nhu cầu trong nước. Thậm chí các doanh nghiệp phải đẩy mạnh xuất khẩu để mở rộng tiêu thụ nhằm giảm bớt áp lực cạnh tranh cho thị trường nội địa. Vì vậy, VSA kiến nghị Chính phủ chỉ nên khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các sản phẩm thép hợp kim chất lượng cao để phục vụ sản xuất cơ khí chế tạo, đóng tàu, ô tô… mà trong nước chưa sản xuất được.

 

 

 

 

Bên cạnh sự cạnh tranh trên thị trường nội địa, các doanh nghiệp bắt buộc phải tìm đường xuất khẩu để gia tăng lượng tiêu thụ. Tuy nhiên, hàng rào tự vệ ở nhiều quốc gia áp dụng cho sản phẩm thép ngày càng tăng. Điều này khiến cho sản phẩm thép của Việt Nam cũng không dễ dàng tìm đường xuất ngoại.

Ngược lại, lượng thép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam thời gian qua liên tục gia tăng dù chúng ta đã áp dụng hàng rào thương mại với thép không gỉ cán nguội, thép mạ, thép hình chữ H, phôi thép và thép dài... Ví dụ với thép không gỉ cán nguội, việc áp dụng thuế chống bán phá giá đã được đưa ra từ tháng 10.2014 đối với các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, Malaysia và Indonesia. Sau hai lần rà soát, mức thuế này đã được gia tăng và kéo dài đến tháng 10.2019, theo đó, mức thuế được áp dụng cho từng nước từ 9,55 - 37,29%. Hoặc thép hình chữ H có xuất xứ từ Trung Quốc bị áp thuế chống bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam từ đầu năm 2017. Sản phẩm này sẽ chịu thuế nhập khẩu bổ sung với mức thuế từ 21,18 - 36,33%... Dù vậy lượng thép không gỉ cán nguội hay thép hình chữ H nhập khẩu vẫn liên tục gia tăng.

Chiêu “né” thuế

Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy từ tháng 1 - 11.2018, cả nước đã nhập khẩu sắt thép các loại với tổng giá trị hơn 12,4 tỉ USD. Trong đó riêng sản phẩm từ sắt thép tăng mạnh 16,4% so với cùng kỳ năm trước. Riêng lượng sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc có trị giá hơn 5,57 tỉ USD, chiếm 45% kim ngạch nhập khẩu sắt thép các loại.

Nếu cộng cả trị giá nhập khẩu phế liệu sắt thép thời gian qua là 1,77 tỉ USD thì cả nước đã chi tổng cộng hơn 14,17 tỉ USD nhập khẩu các loại sản phẩm từ sắt thép.

Những năm gần đây, ngành thép Trung Quốc đối diện với vấn đề thừa cung cũng như chi phí sản xuất tăng và lợi nhuận giảm do giá lao động, các quy định về môi trường và thuế chống bán phá giá. Chính phủ Trung Quốc đã quyết định giảm sản lượng thép xuống 100 triệu tấn/năm vào năm 2020 và tích cực hỗ trợ di dời các nhà máy sản xuất thép ra nước ngoài. Ví dụ, Tập đoàn Sting Shan đã thành lập nhà máy cán nóng thép không gỉ (inox) ở Indonesia. Hay như nhà máy Alliance Steel được hai chính phủ Trung Quốc và Malaysia cùng hợp tác thành lập tại Malaysia. Tổ hợp này có năng lực sản xuất khoảng 3 triệu tấn/năm, gồm các sản phẩm là thép thanh, thép cuộn và thép hình. Công ty này đã đi vào sản xuất thử nghiệm từ tháng 9.2018 và bán hàng ra thị trường trong cuối năm 2018. Tuy nhiên, thị trường sở tại không tiêu thụ hết lượng sản phẩm của các công ty này nên bắt buộc cũng phải xuất khẩu.

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Zalo
Hotline