Thép xây dựng thuộc nhóm thép cán nguội, loại thép này thường có những đặc tính như ưu việt như tính bền, tính dẻo, tính cứng, tính hàn, khả năng chống oxy hóa của môi trường và ít bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của thời tiết và nhiệt độ.
Hiện nay, các loại sắt thép xây dựng được sử dụng phổ biến trên thị trường gồm có 2 loại, đó là thép thanh vằn và Thép cuộn. Trong đó, thép thanh vằn là loại thép được ứng dụng phổ biến trong mọi công trình xây dựng từ lớn đến nhỏ.
Thép thanh vằn là gì?
Trên thị trường, thép thanh có 2 loại gồm thép thanh tròn trơn và thép thanh vằn. Trong đó, thép thanh vằn (thép gân) hay còn gọi là thép cốt bê tông có đặc tính chịu lực tốt độ cứng và độ bền cao.
Đây là một trong những loại Thép xây dựng có kết cấu dạng thanh dài, được sử dụng cho các công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng đòi hỏi về độ dẻo dai, chịu uốn và độ dãn dài cao.
Thép vằn thường có chiều dài 11,7m/cây với đường kính tương ứng từ 10mm đến 40mm. Do đó, tùy theo nhu cầu sử dụng của khách hàng mà chọn loại thép có kích thước phù hợp để tiết kiệm chi phí.
Trên thị trường, thép thanh vằn CB300 D10 và D12 đang được sử dụng phổ biến hơn cả. Theo đó, giá bán của loại thép này cũng cao hơn so với các kích thước khác cùng thương hiệu.
Thông thường, thép thanh vằn được bó với khối lượng không quá 5 tấn và được cố định ít nhất bằng 3 dây thép hoặc đai. Các thông số kích thước hay diện tích mặt cắt ngang, khối lượng 1m chiều dài, sai lệch cho phép và các đại lượng cần tính toán khác theo quy định cụ thể trong tiêu chuẩn.
Trong quá trình sản xuất, tính cơ lý của thép đảm bảo về các yêu cầu giới hạn chảy, độ bền tức thời, độ dãn dài, xác định bằng phương pháp thử kéo, thử uốn ở trạng thái nguội.
Khác với Thép cuộn, thép vằn rất dễ nhận biết nhờ các đường sọc gân song song chạy đều hết thanh thép.
Ngoài ra, với mỗi thương hiệu thép thanh vằn khác nhau sẽ có phần logo khác nhau. Cụ thể, đối với thép vằn Việt Nhật thì có hình hoa mai dập nổi, thép vằn Hòa Phát thì có hình 3 tam giác, thép vằn Miền Nam có chữ V dập nổi, thép gân Pomina thì có hình quả tảo dập nổi…
Phân loại thép thanh vằn
Với mỗi loại thép thanh vằn có đường kính khác nhau sẽ phù hợp sử dụng cho từng loại công trình nhất định.
Cụ thể, thép thanh vằn có đường kính nhỏ và vừa phi 10, phi 12, phi 14, phi 16, phi 18, phi 20 tương ứng với đường kính là 10mm, 12mm, 14mm, 16mm, 18mm, 20mm. Đây là loại thép thường được sử dụng phổ biến trong xây dựng nhà ở dân dụng và các công trình nhà cao tầng, đường xá, cầu cống….
Tương tự, thép thanh vằn loại chuyên dụng có đường kính lớn như phi 22, phi 25, phi 28, phi 32 tương ứng với đường kính là 22mm, 25mm, 28mm, 32mm, thường dùng cho các công trình mà vị trị chịu lực lớn, làm cốt thép trụ bê tông.
Ngoài ra, tùy theo yêu cầu xây dựng mà các thương hiệu thép có thể sản xuất thép cây với đường kính lớn hơn lên đến 55mm.